Nhìn Lại 12 “Ông Vua, Bà Hoàng” Của Làng Cải Lương Việt Nam [Phần 1]

6867

Vào giai đoạn hoàng kim, cải lương xưa Việt Nam đã xuất hiện vô vàn nghệ sĩ xuất chúng thi nhau phô diễn tài năng. Trong số đó, nổi bật lên 12 gương mặt xuất chúng được khán giả ưu ái gọi là những “ông vua, bà hoàng” của làng cải lương. Hãy cùng nhìn lại những tượng đài bất tử của bộ môn nghệ thuật đặc sắc này.

>>> Nghệ sĩ Minh Vương – Tâm sự của “ông hoàng đa tình” làng cải lương

>>> Tiết lộ mới nhất về cuộc đời của nữ minh tinh Thẩm Thúy Hằng

Vua xàng xê Minh Chí

Thời thập niên 1960 đoàn cải lương xưa Kim Chưởng được mệnh danh “đệ nhứt anh hùng lưu diễn.” Nhờ đi nhiều, tuồng hay hát được nhiều nơi nên làm ăn khá, đi tới đâu cũng hát tuồng “Anh Hùng Lạn Tương Như.”

vua xàng xê minh chí

Vua xàng xê Minh Chí

Chính do vở tuồng này, kép ca Minh Chí thể hiện xuất sắc vai Lạn Tương Như đã được thiên hạ, người đời tặng phong danh hiệu “Vua Xàng Xê”. Khán giả đã vỗ tay nồng nhiệt khi Minh Chí vô xàng xê. Nhờ làn hơi tốt mà cũng nhờ lối ca mới, Minh Chí vô xàng xê bắt khán giả phải chú ý nghe như là nghe vô vọng cổ vậy.

Những năm ấy, tên tuổi của nghệ sĩ  Minh Chí nổi tiếng khắp 3 miền Nam, Trung, Bắc và luôn cả bên Miên, trên Lào, những bộ dĩa hát với tiếng ca của ông được phổ biến cùng khắp.

Vua vọng cổ Út Trà Ôn

Nhắc đến nghệ sĩ Út Trà Ôn, khán giả sẽ nghĩ ngay đến bài vọng cổ Tình Anh Bán Chiếu – một bản vọng cổ đã được giọng ca của Út Trà Ôn làm thăng hoa, biến nó thành “kinh điển”. Và ngược lại, chính Tình Anh Bán Chiếu cũng đã góp phần đưa nghệ sĩ Út Trà Ôn được tôn vinh trở thành “ông vua vọng cổ”.

vua vọng cổ út trà ôn

Chân dung vua vọng cổ Út Trà Ôn

Nội dung bài ca khá đơn giản, chỉ là tâm sự của một thanh niên làm nghề bán chiếu tương tư một cô gái đặt mua. Nhưng cũng chính vì đơn giản mà nó dễ đi vào lòng người, nhất là được thể hiện qua giọng ca tuyệt vời của Út Trà Ôn.

Giữa thập niên 1960, khi đĩa hát Tình Anh Bán Chiếu được phát hành đã tạo nên một làn sóng dữ dội. Bài ca thâm nhập vào mọi ngõ ngách ở miền Nam, từ các nhóm đờn ca tài tử cho đến tiểu thương, quân đội, công chức… và lan rộng đến miền Trung, miền Bắc.

>>> ÚT TRÀ ÔN GIỌNG CA ĐỂ ĐỜI – Trích Đoạn Cải Lương Xưa, Vọng Cổ Hay

Vua vọng cổ Viễn Châu

Từ cuối những năm 50 cho đến nam 1975, những bài ca vọng cổ hài của soạn giả Viễn Châu qua phần trình bày của danh hài Văn Hường đã đi vào lòng của các tầng lớp nhân dân và nhất là lớp người bình dân trong xã hội lúc bấy giờ.

vua vọng cổ viễn châu

Vua vọng cổ Viễn Châu (trái)

Nửa thế kỷ qua, nghệ sĩ Viễn Châu đã sáng tác hơn 50 vở cải lương và 2.000 bài ca vọng cổ. Kể từ năm 1964, Viễn Châu đã thổi một luồng sinh khí mới vào làng cổ nhạc khi ông công bố những bản “tân cổ giao duyên” bằng thể nghiệm ghép tân nhạc vào bản vọng cổ truyền thống, làm cho nó phong phú hơn, linh động hơn.

Vua Tao Đàn Thanh Hải

Thanh Hải nổi tiếng từ vở cải lương Cây Sầu Riêng Trổ Bông – một vở tuồng ăn khách trong thập niên 80, qua vai anh bộ đội Lê Kim Hùng. Nghệ sĩ Thanh Hải đã hóa thân xuất sắc đến nỗi đi đâu cũng được réo tên Lê Kim Hùng bên cạnh biệt danh “Vua Tao Đàn” lừng lẫy trước giải phóng.

vua tao đàn thanh hải

Vua tao đàn Thanh Hải

Thanh Hải vinh dự được tôn làm “Vua Tao Đàn” đều nhờ công lao của soạn giả Thu An. Ông đã viết một kịch bản có đoạn ngâm thơ theo điệu Tao Đàn cực kỳ khó, vậy mà Thanh Hải ngâm ngọt lịm, giọng lên xuống trầm bổng nhấn nhá khó ai bì kịp.

Vua hài Văn Hường

Danh hài Văn Hường mang đến tiếng cười cho khán giả bằng lối ca chân phương, cách ngân nga “ự..ự” rất độc đáo, “không giống ai” ở cuối mỗi câu câu vọng cổ. Ngoài ra, ông còn gây ấn tượng với khán thính giả nhờ chiếc miệng móm, răng sún rất duyên dáng và ngoại hình thiếu chiều cao….

vua hài văn hường

Vua hài Văn Hường

Khán giả miền Nam chết mê, chết mệt ông qua những bài vọng cổ phê phán các thói hư tật xấu: Vợ tôi đi coi bói, Tôi thua số đuôi, Tứ đổ tường… Hoàn toàn chinh phục khán, thính giả bằng giọng ca, Văn Hường đã làm mưa làm gió thị trường đĩa vào những năm 1960. Ông được phong là ông “ông vua vọng cổ hề”, nhờ vào cách ca gây cười độc đáo của mình.

Nữ hoàng sầu muộn Út Bạch Lan

Út Bạch Lan đã trở thành hiện tượng của sân khấu cải lương ngày đó bởi ngay từ vở diễn đầu tiên “Đồ Bàn di hận” của soạn giả Lê Khanh trên sân khấu Thanh Minh. Có giọng ca Kim pha chút Thổ nhưng lối ca như là hơi bị đuối, ngắt hơi nhiều khi nhả chữ khiến cách hát của Út Bạch Lan như luôn mang tâm trạng buồn, nghẹn ngào đến u uất.

nữ hoàng sầu muộn út bạch lan

Nhan sắc của nữ hoàng sầu muộn Út Bạch Lan

Hàng loạt mỹ danh do người hâm mộ và báo giới trao tặng cho Út Bạch Lan như: Nữ hoàng vọng cổ, Đệ nhất đào thương, Nữ hoàng sầu muộn, Hoa lan trắng, Sầu nữ… Nhưng theo Út Bạch Lan kể thì bà thích nhất là mỹ danh “Sầu nữ”.

>>> ÚT TRÀ ÔN – Những Bài Ca Cổ Cải Lương Bất Hủ của Út Trà Ôn, Út Bạch Lan, Bạch Tuyết, Ngọc Giàu

(còn tiếp)